Cấu tạo bếp Hoàng Cầm cấp 1 Bếp_Hoàng_Cầm

Bếp có 5 bộ phận chính:- Bếpa. Bệ bếp: Nếu là đất bằng thì mặt bệ bếp cần đào thấp xuống 15- 20 cm kích thước dài l,4m, rộng 0,8m, cao 0,8m, phía dưới chân bệ bếp có một cái gờ rộng 10cm để đỡ củi dọc theo chiều dài bệ bếp.b. Hố đặt nồi: Lấy nồi đặt lên bệ bếp, khoanh đánh dấu rồi khoét dần, khi đặt nồi xuống, nồi còn thừa lên khoảng 5cm là vừa, xung quanh mép hố sát khít vào thành nồi. Trong lòng hố khoét hình tang trống, sửa cho nhẵn, tạo ra một khoảng cách với thành nồi để khi đốt ngọn lửa lùa đều xung quanh, tận dụng lượng nhiệt, đun chóng sôi. Đáy hố cách đáy nồi khoảng 20-25cm. Hai nồi cách nhau khoảng 15cm.c. Cửa bếp: Cửa bếp được khoét cân đối với mặt nồi có dạng hình vòm loa kèn (To trong, ngoài nhỏ), rộng 20-25cm, cửa bếp nhỏ hơn khoảng cách từ đáy nồi tới đáy hố đặt nồi 5cm.d. ống khói: Đào phía trong đáy hố đặt nồi, vòng lên phía trên bắt vào ống khói, khoét vào ống khói cao dần lên rãnh dẫn khói, bảo đảm luồng khói thoát ra đi được dề dàng- Hố ngồi của người nấu. Để nuôi quân ngồi đun nấu, đồng thời che chắn ánh lửa và che chắn bảo đảm an toàn cho nuôi quân. Hố có chiều dài bằng bề dài bệ bếp, rộng khoảng 0,80m và sâu tùy yêu cầu, nhưng tối thiểu phải bằna 0,95m- Hệ thống dẫn khói, chứa khói, tản khóiHệ thống thoát khói có tác dụng hút khi tạo ra sự đối lưu không khí giúp cho bếp cháy tốt và dẫn khói thoát ra tạo thành làn khói mỏng bav là là trên mật đất Hệ thống thoát khói gồm 3 bộ phận: hầm chứa khói, rãnh dần khói và tia tản khói.+ Rãnh dẫn khói: có tiết diện 30 X 30 Cm, chiều dài từ ổng khỏi đèn hãm chứa khói thứ nhất 2,5 đến 3m. thẳng góc và cân đối với chiều dài bệ bếp. hướng thoai thoả vươn lên. Góc vươn 30 độ là tốt nhất.+ Hầm chứa khói: Rãnh dẫn khói đưa khói tới 2 hầm chứa khói, hầm thứ nhất có kích thước 0,80x0,80x0,80m. Hầm thứ 2 cách hầm thứ nhất 3m có kí thước 1,0x1,0x1,0m.+Tia tản khói: Các tia tản khói bắt đầu từ hầm chứa khói thứ 2 Mỗi bếp thường có 3 tia tản khói, có tiết diện 20 X 20 cm hoặc 25 X 25 Cm, dài ít nhất là 7m đầu tia tản khói khuất vào trong bụi rậm hoặc lùm cây.+ Cây, cành để lót và lấp đất: Hệ thống thoát khói được lát phía trên bằng cây, que tươi, phủ một lớp lá tươi và trên cùng là một phủ một lớp đất tơi xốp để cho khói thoát ra hành làn khói mỏng.- Mái che, lợp bếp.Nhằm giữ ánh lửa không để lọt ra ngoài và đun nấu được trong mọi điều kiện thời tiết. Có thể dùng tăng bạt có khung là tre, nứa, cây gỗ nhỏ căng ra che kín bếp hoặc dùng tre, nứa lá để lợp. Yêu cầu ban đêm không để lọt ánh sáng ra ngoài và ra vào thuận tiện. Phòng khi trời mưa nước tràn xuống bếp, cần đào xung quanh bếp hệ thống rãnh thoát nước để dẫn nước chảy ra ngoài nhất là khi đào bếp ở sườn đồi phải đắp bờ cao, chắc chắn để giữ nước khỏi tràn vào gay ngập và vỡ bếp.